Blockchain là gì? Định nghĩa và ứng dụng

Blockchain là gì? Năm 2019 sắp hết rồi mà chúng ta chưa biết và chưa hiểu rõ về blockchain là gì và các ứng dụng của nó thì thật là đáng tiếc.

Trong bài viết này tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu 1 cách đơn giản nhất về các khái niệm cơ bản của Công nghệ Blockchain.

Blockchain là gì? Khái niệm cơ bản.

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu Block Chain.

Blockchain là một “cuốn sổ cái kế toán” trong lĩnh vực kỹ thuật số, được dùng để lưu trữ chuỗi thông tin và liên kết chúng với nhau theo từng khối minh bạch và không thể thay đổi, đồng thời được quản lý bởi tất cả mọi thành phần tham gia hệ thống (thay vì một bên thứ 3 trung gian)

Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu.

Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Để hiểu hơn về Blockchain, cần nắm được 5 định nghĩa sau:

  • Chuỗi – khối (blockchain)
  • Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (distributed)
  • Tính toán tin cậy (trusted computing)
  • Hợp đồng thông minh (smart contracts)
  • Bằng chứng công việc (proof of work)

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn 5 định nghĩa trên tại Wikipedia

>> Và dành vài phút xem video để có thêm 1 góc nhìn khách quan khác về Blockchain bạn nhé:

Blockchain 1.0 2.0 3.0 và 4.0
là gì?

Đó là các Phiên bản nâng cấp theo thời gian và trên từng lĩnh vực của Công nghệ Blockchain

  • Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán KTS. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
  • Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
  • Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động:  Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature.
  • Blockchain 4.0 – Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Nôm na là máy móc tự biết suy nghĩ, tự vận hành để tạo ra các lợi ích trong xã hội. Bao gồm 3 yếu tố cốt lõi: Dữ Liệu Lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), và Vạn Vật Kết Nối – Internet of Thing (IoT)
blockchain-la-gi

Blockchain ứng dụng thực tế để làm gì?

Qua 4 khái niệm các phiên bản của công nghệ Blockchain phần trên chắc hẳn bạn đã phần nào biết được ứng dụng của Blockchain trong thực tế.

Blockchain đã được ứng dụng vào các hoạt động thực tế sau:

  • Ứng dụng blockchain trong thanh toán và tiền tệ
  • Ứng dụng blockchain trong thương mại điện tử
  • Ứng dụng blockchain trong nông nghiệp
  • Ứng dụng blockchain trong dịch vụ tài chính, ngân hàng
  • Ứng dụng blockchain trong giáo dục, y tế
  • Ứng dụng blockchain trong việc bỏ phiếu bầu cử
  • Ứng dụng blockchain trong việc Sở Hữu Trí Tuệ, Gaming, Thuế
  • Ứng dụng blockchain để nhận dạng, hệ thống hồ sơ cá nhân và mật khẩu…

Blockchain ở Việt Nam thì sao?

Công nghệ Blockchain còn khá xa lạ ở Việt Nam và đa phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một vài ứng dụng của công nghệ này như các loại tiền ảo

>>> Xem thêm để biết về 1 trong các ứng dụng Blockchain vào tiền ảo:

Tuy nhiên, ẩn sau Blockchain là công nghệ có khả năng làm thay đổi thế giới và là một trong những động lực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Các công ty công nghệ trong khu vực đang đẩy mạnh việc tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với khả năng nghiên cứu tốt tại thị trường Việt Nam để phát triển các ứng dụng mới dựa trên nền tảng blockchain.

Dựa trên những số liệu của TopDev, hiện đang có hơn 100 công ty công nghệ và hơn 5000 lập trình viên tại Việt Nam đang phát triển các sản phẩm công nghệ dựa trên nền tảng blockchain.

Việt Nam sẽ là điểm nóng của Blockchain trong khu vực. Tóm lại, Blockchain chính là xu hướng của tương lai, là một nền tảng công nghệ mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần nắm bắt càng sớm càng tốt để “lên dây cót” cho cuộc chạy đua cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trên toàn thế giới.

blockchain-o-viet-nam

Nghi ngờ về sự phát triển của Blockchain là gì?

Sổ cái phân tán rồi sẽ thành sổ cái tập trung. Khi số lượng giao dịch và block trở nên quá nhiều thì lưu trữ tại mỗi nút là bất khả thi, do đó cần tập trung lại và làm mồi cho hacker, rất nhiều vụ bị hack mất tiền, sập sàn.

Nghi ngờ 1: Sổ cái phân tán –> sổ cái tập trung
Một công nghệ điển hình là tiền điện tử bitcoin được kỳ vọng sẽ thay thế tiền truyền thống nhưng tốc độ xử lý chỉ vào khoảng 7 giao dịch một giây so với gần 50.000 giao dịch thẻ tín dụng một giây và gần 10 năm trôi qua bạn vẫn chưa thể thanh toán cốc cafe hay trà đá bằng tiền điện tử.

+ Hiện tại đã có đồng Crypto có tốc độ giao dịch là 5.900.000gd/s với Blocksize là 200mb so với 1mb của Bitcoin

Nghi ngờ 2: Tốc độ giao dịch chậm, một số mạng cải tiến có nhanh hơn nhưng vi phạm một phần tính phi tập trung, vẫn cần trung tâm, ngoài ra thời gian update dữ liệu đến tất cả các node mất rất nhiều.

Quy luật của vũ trụ từ nguyên tử với các electron quay quanh đến hệ hành tinh, các tổ chức xã hội đều vận hành xung quanh một trung tâm của hệ.

Mọi nỗ lực đi ngược lại sẽ thất bại hoàn toàn hoặc một phần, không đảm bảo mục tiêu đề ra.

Giờ chỉ có công nghệ blockchain, đóng gói dữ liệu không thể đảo ngược kết hợp với một trung tâm lưu trữ như ngân hàng hay datacenter mà chính trung tâm đó cũng không thể sửa block, tức bỏ đi mục tiêu phi tập trung, giữ lại công nghệ block.

Tuy nhiên, Thế giới luôn xoay chuyển và Công nghệ Blockchain cũng ngày được cải tiến hoặc ít nhất là nền tảng bệ phóng cho các công nghệ khác.

Bạn cứ yên tâm và tận dụng khai thác hết các chức năng và ứng dụng của công nghệ tuyệt vời này đi nhé.

Lời kết

Qua bài viết “Blockchain là gì? Định nghĩa cơ bản và ứng dụng thực tế” hi vọng bạn đã hiểu đôi chút về sức mạnh của Công nghệ đỉnh cao này.

Tuy nhiên có thể hơi bị “hại não” một chút do có nhiều thuật ngữ và khái niệm chuyên ngành và yếu tố kỹ thuật, nên nếu bạn còn thắc mắc gì cứ để lại bình luận ngay phía dưới, tôi sẽ tìm cách trả lời giúp bạn.

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên Like, Share và cho bài viết đánh giá 5 sao ở dưới để ủng hộ Tachi Team nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.