NFT là gì mà đang nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư bên cạnh cơn sốt Bitcoin? Trên thế giới, dân chơi nghệ thuật, nhà sưu tầm… đang đua nhau đổ hàng chục triệu USD để mua các vật phẩm được đại diện bằng chuỗi mã NFT.
Sàn Binance cũng không đứng ngoài cuộc chơi lớn này (Chi tiết ở dưới)
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn NFT là gì, và làm thế nào để kiếm tiền cùng NFT
NFT là gì?
NFT viết tắt của Non-fungible Token (Token không thể thay thế) là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho tài sản duy nhất, có chữ ký số của người sở hữu.
Đây có thể là tài sản hoàn toàn kỹ thuật số hoặc phiên bản mã hóa của một loại tài sản trong thế giới thực. Vì các NFT không thể dùng để thay đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Tìm hiểu kỹ hơn nhé:
Đầu tiên, “fungible” tính chất hoán đổi
Thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế, có nghĩa là các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế cho nhau và về cơ bản, không thể phân biệt được với nhau.
- Ví dụ, hai tờ 5 USD hoàn toàn có thể hoán đổi với một tờ 10 USD và một tờ 10 USD lại có thể đổi với bất kỳ tờ 10 USD nào khác.
- Tương tự khi mua Bitcoin, người chơi không quan tâm mình nhận được đồng nào mà chỉ nhắm đến giá trị của nó.
Đây là đặc điểm bắt buộc với một tài sản hoạt động như một phương tiện trao đổi.
Ngược lại với “fungible” là “non-fungible”
Khi mỗi đơn vị của tài sản khác biệt với tất cả đơn vị khác và không thể thay thế cho nhau. NFT về cơ bản là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Nó được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử.
Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain, hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn, không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm.
Loại hình token NFT có thể được tìm thấy ở nhiều nền tảng Blockchain khác nhau, nhưng hiện nay chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum.
>>> Dành cho bạn nào muốn trau dồi kiến thức Crytpo để tìm được những Coin tiềm năng XX tài khoản, hãy xem các khóa học trực tuyến dưới đây trên KTcity
- Khóa học đầu tư Crypto 101 – Tác giả Coin98
- Khóa học Defi 101 – Tác giả Coin98
Đặc tính nổi bật của NFT là gì?
NFT là cách để lưu trữ các tệp tin trên các blockchain, nên chúng sở hữu các đặc điểm cơ bản của token trên blockchain nói chung và các đặc điểm của NFT nói riêng:
Đặc tính “Không”
- Không thể phân chia: NFT là một tài sản nguyên vẹn không thể chia nhỏ. Khác với các loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch dưới dạng phân số.
- Không thể phá hủy hay làm nhái: Mỗi NFT đều độc nhất vô nhị. Tất cả dữ liệu NFT được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh (smart contract), không phụ thuộc vào bất kỳ công ty nào. Các tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là bản gốc, là duy nhất và không có bản sao thứ hai.
- Không cần được cấp phép: Đây là đặc điểm tùy loại NFT. Nếu NFT đó được tạo ra ở trên một mạng lưới blockchain mở, thì NFT đó cũng thừa hưởng đặc tính của mạng lưới là có thể được truy cập tùy ý.
Đặc tính “Có”
- Có thể xác minh: Nhờ việc lưu trữ dữ liệu quyền sở hữu trên blockchain, không cần bên thứ ba hay chuyên gia tham gia xác thực mà bất kỳ ai cũng có thể truy ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm.
- Có tính độc nhất: Các token này là độc nhất, kể cả những người khác có tạo ra những tập tin y hệt thì chúng vẫn khác với những tập tin được tạo ra từ trước đó.
- Có tính vĩnh cửu: Sự tồn tại của các token này là vĩnh viễn, kèm theo các thông tin trong token đó ví dụ như các tin nhắn, bức ảnh, âm thanh, hay các dữ liệu,…
- Có thể được lập trình: NFT cũng là các dòng code trên blockchain, và luôn luôn có thể xác minh được tác giả của NFT, kể cả tác phẩm có qua tay bao người sở hữu đi chăng nữa.
- Có tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có toàn quyền quyết định sở hữu, sử dụng NFT đó.
Hệ sinh thái NFT
Thời kỳ đầu của NFT gắn liền với cái tên CryptoKitties từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.
- Tài sản trong Blockchain Game
- Chợ mua bán NFT
- Tranh ảnh nghệ thuật và sưu tầm
- Blockchain hỗ trợ NFT
- Tên miền trên Blockchain
- Bất động sản ảo
- Ví hỗ trợ NFT
- Trang tổng hợp dữ liệu NFT
- NFT khác
Điểm khác nhau giữa Coin và NFT là gì?
Nếu đầu tư coin nhiều nét tương đồng với giao dịch Forex hay cổ phiếu, thì chơi NFT được ví như thú sưu tầm đồ cổ, đồ quý hiếm thời 4.0.
Giao dịch coin có sức thanh khoản tốt, nhưng 1 coin thì không có tính độc nhất. ETH trong ví tôi cũng giống y chang ETH trong ví bạn, có thể khác nhau về số lượng.
Ngược lại, NFT lại có tính quý hiếm độc đáo. Một chú “mèo ảo” trong CryptoKitties là độc nhất vô nhị, mỗi con chỉ có một nhận dạng duy nhất, không trùng lặp. Mấu chốt nằm ở việc NFT không thể chia nhỏ và không thể thay thế (non-fungible) – đặc điểm tạo nên giá trị độc nhất cho nó.
NFT được sưu tầm với độ quý hiếm mặc định, qua thời gian sẽ tích lũy giá trị với kỳ vọng lần giao dịch tiếp theo có giá cao hơn lần trước. Bởi lẽ, bản chất của việc sưu tầm nằm ở sở thích và cảm quan thẩm mỹ mỗi cá nhân.
Từ đó nó mới có sức ảnh hưởng lớn hơn tới thị hiếu của một cộng đồng chơi NFT. Một người có thể sẵn sàng trả gần 600.000 USD cho một “con mèo” ảo Nyan, hay 1,5 triệu Đô cho 9 mảnh đất ảo trên Axie Infinity.
Cách tạo NFT
Có rất nhiều cách để tạo các NFT, nhưng đều trải qua các bước sau.
- Đầu tiên, bạn xác định tệp tin nào muốn biến thành NFT. Có rất nhiều loại file có thể trở thành NFT, ví dụ như các tệp hình ảnh (JPG, PNG,…), các tệp âm thanh (MP3,…),…
- Tiếp theo, bạn cần tạo một ví Ethereum để truy cập vào các chợ NFT, và nạp một lượng Ethereum dùng để tạo NFT trên mạng lưới Ethereum.
- Sau đó, bạn cần kết nối ví của mình với các chợ NFT như Rarible. Sau khi kết nối, bạn đã có thể truy cập tất cả tính năng cần thiết dùng để tạo ra, mua và bán NFT.
- Cuối cùng, bạn tải tệp tin của mình lên nền tảng và điền các thông tin cần thiết như miêu tả NFT, số bản bạn muốn tạo ra,… và bắt đầu mint ra NFT đó, với một lượng phí Ethereum để tạo ra NFT. Lượng phí này là để xác nhận NFT này là một phần của mạng lưới Ethereum.
Những hiểu lầm thường thấy về NFT
Dưới đây có thể là một vài hiểu lầm thường thấy của mọi người về NFT:
- Tại sao lại phải mua và sở hữu NFT thay vì chỉ cần chụp màn hình lại tác phẩm nghệ thuật đó?
Tất nhiên là bạn có thể chụp lại các tác phẩm nghệ thuật, in ra rồi dán nó lên tường nhà. Cũng giống như bạn có thể tải bức vẽ Mona Lisa về và dán lên tường nhà mình.
Tuy nhiên, bức tranh của bạn không phải bức tranh Mona Lisa thật và không có giá trị. Bức tranh gốc được trả hàng trăm triệu đô còn bức tranh anh em in ra thì ai cũng có thể làm một bản copy như vậy.
- NFT được định giá như thế nào?
Chắc chắn không phải NFT nào cũng có giá trị. Có rất nhiều NFT tạo ra mà không có giá trị, các NFT có giá trị hay không, qua thời gian, chúng sẽ được định giá bởi thị trường.
- Các NFT “token hóa” đồ vật thật có còn giá trị nếu đồ vật đó hỏng?
Nếu các đồ vật thật bị hỏng, hư hại hay mất, thì các NFT sẽ chỉ còn chức năng xác minh người sở hữu NFT là chủ sở hữu cũ của món đồ đó.
Cơ hội kiếm tiền từ NFT cùng sàn Binance
Điểm nhấn Trend NFT gần đây chính là sự vào cuộc của Binance – Sàn giao dịch Tiền điện tử lớn nhất thế giới
“Chính thức ra mắt Binance NFT – thị trường NFT đột phá sẽ ra mắt vào tháng 6 năm 2021”
Vào tháng 6, Binance sẽ triển khai Binance NFT, nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới. Thị trường mới sẽ thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hoá trên khắp thế giới.
Người dùng và các nhà sáng tạo có thể đặt kỳ vọng vào hàng loạt triển lãm và bản cộng tác NFT hàng đầu, cùng tính thanh khoản tốt nhất ngành của Binance—mà chỉ với mức phí cực thấp.
- Đọc thêm trên Blog chính thức của Binance “Tại đây“
- Dành cho bạn nào chưa biết Binance là gì và Cách đăng ký tài khoản Binance
- Tất tần tật Cách giao dịch trên Binance P2P cho người mới tinh (Video)
Tổng kết
Bên cạnh các ứng dụng tài chính thông thường, các bộ sưu tập kỹ thuật số đã mở ra con đường mới cho công nghệ blockchain tiếp cận với người dùng. Bằng cách số hóa và đại diện cho các tài sản vật lý, NFT có tiềm năng trở thành một phần quan trọng không chỉ của hệ sinh thái blockchain mà còn của nền kinh tế nói chung.
Tiềm năng ứng dụng của NFT là rất lớn và nhiều nhà phát triển sẽ đưa ra những cải tiến mới, thú vị cho công nghệ này trong tương lai.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu phần nào NFT là gì.
Để lại bình luận để chúng ta cùng hiểu rõ hơn về NFT nhé!