Bài học thứ hai #2 của chúng ta sẽ khám phá các thuật ngữ Crypto phổ biến trong thế giới Tiền điện tử, và tôi đã chia chúng thành năm nhóm chính để dễ dàng nắm bắt thông tin:
- Nhóm 1: “Coins và Blockchain” (29 thuật ngữ) sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các đồng tiền và công nghệ Blockchain.
- Nhóm 2: “Tâm lý con người” (9 thuật ngữ) sẽ khám phá tâm lý và quyết định của nhà đầu tư.
- Nhóm 3: “Đầu tư” (19 thuật ngữ) sẽ giúp bạn hiểu cách xây dựng một chiến lược đầu tư thông minh.
- Nhóm 4: “Trading” (22 thuật ngữ) sẽ tập trung vào các khía cạnh giao dịch và thị trường.
- Nhóm 5: “Bảo mật” (10 thuật ngữ) sẽ đảm bảo bạn hiểu cách bảo vệ tài sản của mình trong môi trường Crypto khá rủi ro.
Hãy cùng nhau khám phá từng nhóm thuật ngữ và học cách áp dụng chúng trong thực tế để có cái nhìn toàn diện về thế giới Crypto.
Nếu bạn không muốn đọc, hãy xem video nói về thuật ngữ Tiền điện tử dưới đây:
Video giải thích Thuật ngữ Crypto
Hơi dài đấy nhé, bắt đầu nào!
Thuật ngữ Crypto | Nhóm #1: Coins & Blockchain
Tiền điện tử (Cryptocurrency): Loại tài sản kỹ thuật số dùng để trao đổi giá trị trên mạng internet.
Bitcoin (BTC): Tiền điện tử đầu tiên và phổ biến nhất, được tạo bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009.
Altcoin: Bất kỳ tiền điện tử nào trừ Bitcoin. Ví dụ: Ethereum, Ripple (XRP), Litecoin (LTC).
Stablecoin là đồng coin được gắn vào một tài sản cố định nào đó nhằm ổn định thị trường tiền mã hoá.
Blockchain: Hệ thống lưu trữ thông tin giao dịch của tiền điện tử. Nó là công nghệ cơ sở của hầu hết các loại tiền điện tử. Đồng thời là hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán và không thể sửa đổi của tất cả giao dịch tiền điện tử.
Mining (đào coin): Quá trình xác nhận và thêm giao dịch vào blockchain, thường đòi hỏi sử dụng máy tính mạnh.
Smart Contract: Hợp đồng tự thực thi, dựa trên blockchain, cho phép thực hiện giao dịch tự động.
DeFi (Decentralized Finance): Hệ thống tài chính không tập trung, sử dụng blockchain để cung cấp dịch vụ tài chính.
Market Cap (Vốn hóa thị trường): Tổng giá trị của tất cả các đồng tiền điện tử trong thị trường.
On-chain là số liệu của một tài sản trên blockchain, số liệu này có thể là số ví đang giữ token, số lượng giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, tình trạng nạp rút trên sàn giao dịch
ERC-20 (Ethereum Requetst For Comment) là một trong những công nghệ trong hệ thống Ethereum Network. Đây là một tiêu chuẩn phổ biến nhất được sử dụng cho các Smartcontract trên Ethereum Blockchain khi phát hành Token.
Gem – hay Hidden Gem, là từ dùng để chỉ những dự án tiềm năng nhưng giá token/coin vẫn còn thấp. Những dự án này thường là Low Cap hoặc Mid Cap, được kì vọng là tăng trưởng rất cao (x5, x10,… thậm chí x100).
Layer chỉ các lớp blockchain. Layer 1 là blockchain, Layer 2 là giải pháp cho các hạn chế của Layer 1
Testnet là mạng thử nghiệm – phiên bản Blockchain dành cho các nhà phát triển (developer) để thử nghiệm tính năng mới mà không ảnh hưởng đến giao thức hiện tại.
Mainnet là mạng chính thức – phiên bản Blockchain chính thức sau khi các nhà phát triển (developer) thử nghiệm trên testnet thành công.
Mint nghĩa là đào, tạo ra token, có thể gặp ở các dự án yêu cầu sử dụng tài sản thế chấp để vay ra token mong muốn (mint).
NFT là viết tắt của Non-fungible token, nghĩa là token không thể thay thế.
Circulating Supply là tổng số lượng Coin đang được lưu thông trên thị trường.
Fiat Currency: Tiền tệ truyền thống, như đô la hoặc euro.
Crypto Exchange: Sàn giao dịch tiền điện tử, nơi bạn mua, bán và giao dịch các loại tiền điện tử.
Satoshi: Satoshi Nakamoto được cho là người đã tạo ra Bitcoin. Satoshi hay sat cũng là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Bitcoin: 1 BTC = 100,000,000 sat.
Token: Một loại tiền điện tử xây dựng trên mạng lưới của một loại tiền điện tử khác, thường để thực hiện các dự án hoặc ứng dụng cụ thể.
Halving: Sự kiện giảm nửa phần thưởng của một lô giao dịch trên mạng lưới blockchain. Thường xảy ra cho Bitcoin sau mỗi khoảng thời gian cố định.
Hard Fork: Một sự cố trong blockchain dẫn đến phân nhánh và tạo ra một loại tiền điện tử mới.
Soft Fork: Sự kiện cập nhật mạng lưới blockchain mà tất cả các phiên bản trướđó vẫn tương thích với phiên bản mới.
API (Application Programming Interface): Giao diện lập trình ứng dụng, cho phép bạn tạo các ứng dụng hoặc bot để tự động giao dịch trên sàn.
CEX là viết tắt của Centralized Exchange – sàn giao dịch tập trung, được quản lý bởi một bên thứ 3 (công ty hoặc tổ chức chủ sàn), mọi tài sản điện tử bạn nạp vào tài khoản trên sàn đều được quản lý và kiểm soát bởi công ty hay tổ chức đó. Ví dụ như Binance, OKX, Bybit, Huobi,…
» Xem các bài đánh giá về Sàn giao dịch Crypto uy tín:
- Binance là gì? (Phải biết!) Sàn giao dịch Crypto lớn nhất TG
- Sàn Bybit là gì? (Đáng chơi!) Review Full từ a-Z
- Sàn OKX là gì? (Kẻ đổi tên) | Đánh giá chi tiết a-Z
DEX: là viết tắt của Decentralized Exchange- sàn giao dịch phi tập trung, tức là khi giao dịch tiền điện tử trên các DEX, sẽ không có người hay tổ chức nào đứng sau điều hành mà chỉ có bên mua và bên bán liên kết với nhau, không thông qua trung gian nào cả, ví dụ như Uniswap, Sushiswap, PancakeSwap
Dapp (Decentralized Applications) là ứng dụng phi tập trung, các ứng dụng này được xây dựng trên các nền tảng & giao thức đã có sẵn.
Thuật ngữ Crypto | Nhóm #2: Tâm lý
FOMO (Fear of Missing Out): Lo lắng bị bỏ lỡ cơ hội lớn nếu bạn không tham gia vào một giao dịch hoặc đầu tư cụ thể.
FUD: Fear, Uncertainty, Doubt – Tạo ra sự hoài nghi và lo lắng về một loại tiền điện tử cụ thể.
DYOR: Do Your Own Research – Một cách nhắc nhở người dùng phải tự tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư vào một loại tiền điện tử.
Market Sentiment: Tình hình tâm lý thị trường đối với một loại tiền điện tử, có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Đu đỉnh: Mua ở giá quá cao, không cắt lỗ, hiện tại giá giảm mạnh khiến bạn bị thua lỗ lớn
Gồng lời: quyết tâm không bán coin mặc dù đã có lãi
Gồng lỗ: Vào lệnh nhưng không có điểm cắt lỗ, hi vọng giá sẽ quay trở lại, thường dễ hơn gồng lời, nhưng đây là nguyên nhân gây cháy tài khoản hàng đầu.
Pump and Dump: Chiến thuật thao túng thị trường, trong đó một loại tiền điện tử được đẩy lên cao rồi bán đột ngột để gây lỗ cho những người tham gia sau.
AMA: viết tắt của Ask Me Anything – Hỏi tôi bất cứ thứ gì, là một sự kiện online giải đáp các câu hỏi của cộng đồng. AMA có thể là Livestream, hoặc live giải đáp trên Facebook, Telegram… giải đáp thắc mắc.
Bắt đáy: (Bottom Fishing) là hành động mua vào ở giá thấp của nhà đầu tư. Với suy nghĩ rằng điểm đó là giá thấp nhất có thể và hy vọng giá sẽ tăng trở lại để kiếm lợi nhuận lớn.
Thuật ngữ Crypto | Nhóm #3: Đầu tư
ICO (Initial Coin Offering): Quá trình mà một đồng tiền mới được công chúng mua trước khi nó được niêm yết trên sàn giao dịch.
ATH: All-Time High – Đỉnh giá cao nhất mà một loại tiền điện tử đã từng đạt.
Whale: Người dùng sở hữu lượng lớn tiền điện tử, có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường.
Bull và Bear Market: Thị trường tăng giá mạnh gọi là bull market (Bò), thị trường giảm giá gọi là bear market (Gấu).
Staking: Gửi tiền điện tử vào ví để hỗ trợ hoạt động của mạng lưới và nhận phần thưởng.
Leverage: Sử dụng vay để tăng khả năng đầu tư, như giao dịch ký quỹ (margin trading).
Airdrop: Phát tặng đồng tiền điện tử miễn phí cho các chủ sở hữu của một loại tiền điện tử khác.
Whitelist và Blacklist: Danh sách chấp nhận (whitelist) và danh sách cấm (blacklist) của địa chỉ ví, giao dịch hoặc dự án.
Bagholder: Người đầu tư giữ một lượng lớn tiền điện tử giá giảm, thường không thể bán ra với lợi nhuận.
REKT: Chữ viết tắt của “wrecked,” thể hiện tình trạng thua lỗ lớn trong giao dịch hoặc đầu tư.
Dip: Một giảm giá ngắn hạn sau một giai đoạn tăng.
HODL: Lỗi chính tả của “hold.” Được sử dụng để thể hiện quyết định giữ tiền điện tử thay vì bán, thậm chí khi giá giảm.
Launchpad là nơi các dự án hiện nay sử dụng để phát hành token và gọi vốn IDO, có thể kể đến một vài cái tên như Polkastarter, DAO Maker, Solstarter, BSCPad,…
Deposit: Nạp tiền vào tài khoản của bạn
Withdraw: Rút tiền về ví cá nhân của riêng bạn
P2P: Giao dịch ngang hàng, mua bán giữa các cá nhân, sàn giao dịch đứng ra làm trung gian
Transfer: chuyển coin qua lại giữa các loại ví của riêng bạn
Chart: Biểu đồ đường giá của một đồng coin nào đó được thể hiện qua nhiều khung thời gian khác nhau.
Ponzi là mô hình lừa đảo đa cấp dạng kim tự tháp. Ponzi hoạt động bằng cách trả lãi suất cao cho người tham gia đầu tư. Thực chất là lấy tiền người sau trả cho người trước. Khi không thể trả lãi cho nhà đầu tư thì dự án Ponzi sẽ scam không cho nhà đầu tư rút vốn.
Thuật ngữ Crypto | Nhóm #4: Trading
Giao dịch: Hành động mua/bán hoặc chuyển tiền điện tử từ một ví tới ví khác.
Spot Trading: Giao dịch thường, nơi bạn mua và bán tiền điện tử với giá hiện tại.
Margin Trading: Giao dịch ký quỹ, cho phép bạn mở vị trí lớn hơn giá trị tài sản bạn sở hữu thực sự, tạo cơ hội lợi nhuận lớn hơn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn.
Future: Giao dịch đòn bẩy dựa trên Hợp đồng đáo hạn hoặc Hợp đồng vĩnh cửu
Market Order và Limit Order: Loại lệnh giao dịch. Market Order yêu cầu giao dịch ngay lập tức với giá thị trường hiện tại, trong khi Limit Order chỉ được thực hiện khi giá đạt một mức nhất định.
Leverage: Đòn bẩy, biểu thị tỷ lệ giữa số tiền mà bạn vay từ sàn giao dịch và số tiền mà bạn đặt cược.
Long Position: Vị trí mua, đặt cược rằng giá tiền điện tử sẽ tăng.
Short Position: Vị trí bán, đặt cược rằng giá tiền điện tử sẽ giảm.
Liquidation: Giá trị tối đa mà bạn có thể mất trước khi vị trí giao dịch bị đóng.
Order Book: Sách lệnh, danh sách các lệnh mua và bán của người dùng trên sàn.
Market Order: Lệnh thị trường, yêu cầu mua hoặc bán ngay lập tức với giá hiện tại.
Limit Order: Lệnh giới hạn, chỉ thực hiện giao dịch khi giá đạt một mức bạn xác định trước.
Stop Order: Lệnh dừng, thiết lập một giá dừng để bảo vệ bạn khỏi sự giảm giá quá nhanh.
Maker và Taker: Người tạo lệnh và người lấy lệnh. Người tạo lệnh đặt lệnh trong sách lệnh, còn người lấy lệnh mua từ lệnh sẵn sàng trong sách lệnh.
Trading Pair: Cặp giao dịch, chỉ hai loại tiền điện tử bạn đang giao dịch, ví dụ: BTC/USD hoặc ETH/BTC.
Volume: Khối lượng, số tiền điện tử giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.
Liquidity: Tính thanh khoản, khả năng mua và bán tiền điện tử mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá.
Candlestick: Đồ thị nến, cách biểu diễn giá của một loại tiền điện tử trong một khoảng thời gian cụ thể.Fees: Phí giao dịch, phí bạn phải trả cho sàn khi bạn mua hoặc bán tiền điện tử.
Binary Option là thuật ngữ chỉ trò chơi “quyền chọn nhị phân”, trong đó người dùng dự đoán giá nến trong một khoảng thời gian ngắn, thắng thì được tiền, thua thì mất tiền.
Breakout là một thuật ngữ trong Phân tích kỹ thuật mô tả hiện tượng giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự.
Bridge là cầu nối giữa các blockchain với nhau. Lý do của việc này là tài sản trên các blockchain sẽ ở các chuẩn khác nhau nên không thể giao dịch qua lại được, lúc này cần có bridge.
Thuật ngữ Crypto | Nhóm #5: Bảo mật
Ví Tiền Điện Tử (Wallet): Điều này là nơi bạn lưu trữ tiền điện tử. Có ví nóng (để giao dịch thường xuyên) và ví lạnh (để lưu trữ an toàn).
Wallet lạnh: Ví ngoại tuyến, dùng cho lưu trữ tiền điện tử một cách an toàn.
Wallet nóng: Ví trực tuyến, dùng cho giao dịch thường ngày.
Security: Bảo mật, các biện pháp để bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của bạn trên sàn giao dịch.
2FA: Two-Factor Authentication – Phương pháp bảo mật bằng việc sử dụng hai lớp bảo vệ, thường là mật khẩu và mã xác thực.
Wallet Seed: Dãy số gồm 12, 24 từ được sử dụng để khôi phục ví nếu mất mật khẩu.
Private Key (Khóa riêng tư): Khóa riêng tư dùng để truy cập vào ví tiền điện tử của bạn. Nó giống như mật khẩu bí mật. Bạn phải bảo vệ nó cẩn thận.
Public Key (Khóa công khai): Một phần của cặp khóa (Public Key và Private Key) dùng để nhận tiền và kiểm tra giao dịch.
KYC (Know your customer) Xác minh danh tính – có nghĩa là biết khách hàng của bạn, là một quy định buộc các công ty hoạt động trên thị trường Crypto phải biết về khách hàng của họ.
QR Code là viết tắt của Quick response code. Đây là một dạng mã vạch phản hồi nhanh. Nó có dạng hình vuông thường dùng để mã hóa đường link trang web.
» Xem lại: Bài học #1: Lý thuyết cơ bản nhất – Crypto là gì?
Kết luận bài học #2
Trong chuyến hành trình tìm hiểu về thế giới tiền điện tử, chúng ta đã khám phá một thảo luận về các thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Crypto.
Chúng ta đã chia chúng thành năm nhóm để dễ dàng tiếp cận và hiểu bản chất của mỗi khái niệm.
- Nhóm 1: Coins và Blockchain (29 thuật ngữ)
- Nhóm 2: Tâm lý con người (9 thuật ngữ)
- Nhóm 3: Đầu tư (19 thuật ngữ)
- Nhóm 4: Trading (22 thuật ngữ
- Nhóm 5: Bảo mật (10 thuật ngữ)
Chúng ta đã xem xét rất nhiều khái niệm quan trọng và sẽ sử dụng chúng trong các bài học tiếp theo. Hãy luôn nhớ rằng, sự hiểu biết về những thuật ngữ này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tiếp cận thế giới phức tạp và đầy tiềm năng của tiền điện tử.
Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài học nào, vì chúng ta còn nhiều điều thú vị hơn nữa để khám phá. Hãy cùng nhau tiến lên trên hành trình này!
» Xem tiếp:
- Bài học #3: Chuẩn bị và bắt đầu giao dịch Crypto (Tự Tin!)
- Bài học #4: Tiêu Chí Chọn Sàn Giao Dịch Crypto (An Toàn!)
- Bài học #5: Hướng dẫn tạo tài khoản Bybit (KYC chuẩn)
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Sàn uy tín TachiTeam hay dùng:
- Bybit: https://www.bybit.com/invite?ref=YAWJLP
- Binance: https://accounts.binance.info/register?ref=22829805
- OKX: https://okx.com/join/2565196
Cổng thông tin tra cứu coins:
Theo dõi / Liên hệ Tachi Team:
- Twitter: https://twitter.com/tachiteam
- Telegram: https://t.me/tachiteam
- Channel: https://t.me/tachinews
- Facebook: https://www.facebook.com/tachiteam
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/@tachiteam
====================
Nếu có bất cứ vấn đề liên quan đến bản quyền nội dung, hình ảnh… các bạn vui lòng liên lạc tôi theo địa chỉ email (tachiteam@gmail.com) để giải quyết nhé.
- © Copyright by TachiTeam